Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Hăm tã ở trẻ là một trong những bệnh lý dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã.

Biết được nguyên nhân gây hăm tã cho trẻ các bậc cha mẹ sẽ có được cách phòng ngừa, tránh và trị hăm tã cho trẻ, giúp bé yêu khỏe mạnh.

Hăm tã là bệnh lý có thể phòng ngừa và xử lý rất dễ dàng nếu biết rõ nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hăm tã. Các mẹ nhớ chú ý để tránh và chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Hăm tã do tã lót ẩm ướt quá lâu

Tã lót ẩm tướt quá lâu là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị hăm tã. Tã lót ẩm ướt sẽ làm da tẩy đỏ lên, lâu dần sẽ gây mụn nước bóng. Nếu để trình trạng này quá lâu sẽ khiến da vùng dùng tã của trẻ bị bong mủ và trở nên nghiêm trọng.

Tâm lý “nhờ vả” vào công dụng của các loại tã, đóng tã thường xuyên trong thời gian dài của các mẹ khiến cho lượng nước tiểu trẻ thải ra giữ lại trong bỉm lâu là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tả. Nhiều mẹ vô ý hoặc bận không việc và nghĩ rằng việc để tã lâu không ảnh hưởng gì nên thường quên không thay cho trẻ. Vì vậy nếu muốn tránh hăm tã cho trẻ, tránh tình trạng ngứa rát do hăm tã các mẹ đừng quên thay tã thường xuyên cho bé.

be-moc-rang

2. Lạm dụng phấn rôm

Phấn rôm cũng là một trong những thủ phạm khiến trẻ bị hăm nếu các mẹ lạm dụng và hiểu nhầm tác dụng.

Phấn rôm có mùi thơm, làm cơ thể trẻ thơm hơn nhưng nếu lạm dụng, dùng với số lượng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại khiến trẻ bị hăm tã. Dùng phấn rôm quá nhiều sẽ khiến lỗ chân lông của trẻ thiếu thông thoáng, da khó thoát khí dễ nổi mụn nước.

3. Lựa chọn loại tã không phù hợp

Loại tã không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã. Loại tã với chất lượng không phù hợp hoặc chất liệu cấu thành nên loại tã không thích hợp với da trẻ cũng khiến trẻ bị hăm tã.

4. Sai sót khi thay tã cho trẻ

 

Những sai sót nhỏ trong các chi tiết lúc quấn tã cho trẻ như quấn không đúng cách, quấn quá chặt, vệ sinh vùng quấn tã không sạch cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm. khiến bé khóc đêm, ngủ không ngon giấc

5. Thay đổi thức ăn đột ngột

Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng khiến trẻ bị hăm. Thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn không phù hợp khiến trẻ bị tiêu chảy thường xuyên và dễ bị hăm.

Rất nhiều trẻ dị ứng với cà chua, cam, dây tây, mâm xôi, một số quả có vị chua, tính acid cao cũng khiến thành phần trong phân bé thay đổi dẫn đến trẻ dễ bị hăm tã.

Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dễ bị hăm tã, các mẹ chú ý để phòng tránh và điều trị hăm tã cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh các mẹ nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *