Trào ngược thực quản ở trẻ em là một loại bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu như không có những cách chăm sóc và chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ. Những biến chứng có thường xuất hiện ở trẻ như: viêm phổi, không chịu bú, sức đề kháng kém,..
Chính vì như vậy, để tăng cường sức khỏe cho con, các mẹ thường tìm đến những loại thực phẩm chức năng hoặc có thể thay đổi loại sữa cho con uống.
Nhưng những loại thực phẩm này thường cải thiện sức khỏe một phần cho con chứ không chữa trị tận gốc trào ngược thực quản ở trẻ em.Hãy cùng https://trekhocdem.net/ tìm hiểu thêm thông tin về trào ngược thực quản ở trẻ em nhé.
Trào ngược thực quản ở trẻ em là gì?
Trong ăn uống, thức ăn được đưa theo đường ống thông từ thực quản đến dạ dày. Trong quá trình lưu thông, giữa chỗ nối thực quản và dạ dày, thức ăn còn đi qua một vòng cơ thắt thực quản dưới.
Vòng cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra khi có thức ăn và đóng lại để ngăn axit có trong dạ dày có thể trào ngược ra ngoài.
Trào ngược thực quản là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, ở tất cả mọi lứa tuổi. Trong quá trình phát triển của trẻ, dạ dày và thực quản của trẻ cũng thay đổi để phù hợp với lượng thức ăn đang tăng dần của trẻ.
Nếu như không có những biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Trào ngược thực quản khác với bệnh trào ngược thực quản, bố mẹ cần có những thông tin cần thiết để tránh trào ngược thực quản ở trẻ em nặng dần hình thành bệnh.
-Đối với trào ngược thực quản thường là những thay đổi về cơ thể gây nên. Chính vì như vậy, trào ngược thực quản không gây biến chứng, trẻ vẫn ăn uống, bú sữa như bình thường.
-Đối với bệnh trào ngược thực quản, do axit có trong dạ dày trào ngược ra bên ngoài gây tổn thương thực quản. Trẻ mắc bệnh này sẽ kém ăn, chậm lớn, không chịu bú,… cũng có thể mắc những bệnh về hô hấp như: hen, suyễn, khó thở,.. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị trào ngược thực quản?
Trẻ bị trào ngược thực quản
-Với những trẻ dưới 3 tuổi thường xuất hiện tình trạng không chịu bú, nôn, ho khò khè, không tăng cân, sức đề kháng kém, dễ mắc những bệnh về đường hô hấp.
– Với trẻ từ 3-6 tuổi thường có các triệu chứng như : nôn khan, sau khi nôn trẻ sẽ cảm thấy chua ở cổ họng, biếng ăn, chán ăn,..Ngoài ra, đối với những trẻ bị hen suyễn sẽ thường xuyên bị ho, nghẹt mũi,…
-Với những trẻ trên 6 tuổi, trào ngược thực quản thường khiến cho trẻ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ợ chua , khi ợ mang hơi nóng. Bên cạnh đó, trẻ còn cảm thấy đau rát cổ họng khi nuốt, sau khi ăn xong xuất hiện những cơn đau bụng, buồn nôn, đặc biệt là sau bữa ăn tối.
-Khi trẻ bị trào ngược thực quản, đặc biệt vào ban đêm ở trẻ sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ở vùng bụng khiến cho trẻ hay bị thức giấc, giật mình khi ngủ, ngủ không sâu,…Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện trong vài phút.
Bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến những biểu hiện khác thường của con để con được chữa trị và chăm sóc kịp thời nhất.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và quá trình trao đổi chất ở trẻ. Chính vì như vậy, bố mẹ nên tìm đến những thực phẩm đặc trị trẻ khóc đêm để có sự chăm sóc tốt nhất cho con.
Trào ngược thực quản ở trẻ cần điều trị như thế nào?
Với những độ tuổi khác nhau sẽ có những biểu hiện và những biện pháp điều trị khác nhau.
-Trào ngược thực quản ở trẻ dưới 3 tuổi, cần tránh cho trẻ bú quá nhiều, giúp trẻ ợ hơi khi bú bằng cách vỗ nhẹ vào lưng của trẻ. Sau khi trẻ bú xong không nên cho trẻ nằm luôn mà sẽ ẵm trẻ khoảng 15-30 phút để dạ dày của trẻ thoải mái hơn.
-Với những trẻ trên 3 tuổi, cần tránh cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm gây trào ngược thực quản như: socola, bạc hà,….. Tránh những đồ uống có ga, có nhiều tính axit như nước cam, nước chanh,… Đặc biệt, hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều chất béo có trong pizza, gà rán, khoai tây chiên,..
Ngoài ra, để giảm chứng ợ nóng vào ban đêm cho trẻ nên cho trẻ ngủ với tư thế ngủ cao đầu. Sau khi ăn xong ít nhất 3 giờ mới cho trẻ nằm hoặc đi ngủ.
Nếu muốn tăng thêm sức khỏe có thể kết hợp với việc cho trẻ tập thể dục thường xuyên. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn trước khi tập thể dục để tránh vận động quá mức gây tức bụng, đau dạ dày,…
Trẻ bị trào ngược thực quản cần được đi khám bác sĩ khi nào?
Cần đưa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến những cơ sở y tế để khám khi thấy trẻ có những biểu hiện sau: bỏ ăn, chậm tiêu, nôn khan, nôn ra máu,.. Xuất hiện những bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón,.. Trẻ quấy khóc, không chịu bú đặc biệt là vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Với những trẻ lớn, thường có những biểu hiện tương tự nhưng với mức độ nặng hơn, cùng với một số biểu hiện khác như: trẻ sụt cân, hay cảm thấy tức ngực, đau vùng giữa ngực và họng. Ngoài ra, tình trạng dễ thấy nhất là trẻ thường xuyên ợ nóng cùng với ho, khò khè,..
Trào ngược thực quản ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, bố mẹ hãy nhanh tay lưu vào sổ tay những thông tin về trào ngược thực quản mà bài viết trên cung cấp nhé.
Bên cạnh đó, để giúp trẻ có thêm sức đề kháng để hạn chế mắc thêm những bệnh khác ảnh hưởng đến trẻ. Bố mẹ nên sử dụng những thực phẩm giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn để có đủ dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần có. Hãy đến với https://trekhocdem.net/ để có thêm những thông tin cụ thể hơn.
LIÊN HỆ
TRỤ SỞ CHÍNH – TRẺ KHÓC ĐÊM TRẦN LẠC
Lương Y. Ông Trần Lạc: 0977473398
Bé Khóc Đêm Trần Lạc: Thôn 10 Quảng Vòng, Quảng Xương, Thanh Hóa, Việt Nam
https://trekhocdem.net