Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em có nguy hiểm?

Bệnh thiếu tiểu cầu ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp. Bệnh cần được điều trị lâu dài, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đông máu khi cơ thể bị thương, bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Vì thế bệnh tiểu cầu thấp hay còn gọi là bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em có thể gây nên tình trạng xuất huyết do không thực hiện được quá trình đông máu.

Số lượng tiểu cầu bình thường trong cơ thể

Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu vào khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu trong mỗi 1 lít máu.

Mỗi người sẽ có các giá trị số lượng tiểu cầu trong xét nghiệm công thức máu khác nhau và tùy theo trang thái người bệnh, độ tuổi và thiết bị xét nghiệm… cũng sẽ có sự thay đổi. Do đó, chúng ta phải thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát để xác định cơ thể luôn khỏe mạnh.

Số lượng tiểu cầu bình thường trong cơ thể
Số lượng tiểu cầu bình thường trong cơ thể

Số lượng tiểu cầu giảm xuống mức quá thấp có thể dẫn đến xuất huyết. Ngược lại, số lượng tiểu cầu tăng quá cao sẽ xuất hiện cục máu đông, gây cản trở mạch máu có thể dẫn đến đột quỵ, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu,..

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu: 

Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, ở mỗi nguyên nhân lại có các bệnh khác nhau gây nên:

– Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi gồm các nhóm bệnh: các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, đông máu trong lòng mạch cấp tính và mãn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virút nặng gây giảm tiểu cầu…

– Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương gồm các nhóm bệnh: bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu, các bệnh ác tính ở tủy xương…

– Bệnh còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như bị nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng, quai bị, viêm gan, nhiễm virus cúm,… Bên cạnh đó, bệnh giảm tiểu cầu còn xảy ra do sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ nhiệt, kháng sinh và cảm cúm.

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu: 
Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu: 

Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là bệnh giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em là một loại bệnh lý miễn dịch.

Khi cơ thể bị vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…xâm nhập, ở trạng thái bình thường, tế bào bạch cầu tạo một chất gọi là kháng thể để kháng cự lại.

Khi mắc phải bệnh tự miễn, một bộ phận nào đó trong cơ thể bị nhận diện lầm là vật lạ (vi trùng, vi rút, ký sinh trùng,…) và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan đó. 

Ở trường hợp này, cơ thể của người bệnh sẽ tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu . Các kháng thể này gắn chặt vào tiểu cầu, làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, người bệnh thường rất dễ bị chảy máu với mức độ nặng dần như: chấm xuất huyết ở ngoài da, bầm tím da, chảy máu ở nướu răng, chảy máu cam, tiểu ra máu, xuất huyết não….

Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?
Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh?

– Các dấu hiệu bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh mức độ nhẹ thường ít hoặc chưa có biểu hiện. Hầu hết xảy ra sau 3 ngày tuổi, các triệu chứng ban đầu đa số là nhiễm trùng hoặc liên quan tới viêm ruột hoại tử, trẻ sinh bị ngạt, đa hồng cầu, tim bẩm sinh, … 

– Dấu hiệu xuất huyết, thường mức độ nhẹ như chấm xuất huyết trên da thành từng mảng toàn thân hay nốt bầm tím, mức độ nặng như xuất huyết nội sọ, xuất huyết nội tạng: xuất huyết phổi, thượng thận… Kèm theo gan to, lách to.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh?
Dấu hiệu nhận biết bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh?

Hiện tượng giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh diễn biến như thế nào?

Giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là khi mà tiểu cầu trong máu đột ngột giảm và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương, bên cạnh đó là do vận chuyển không ngừng của kháng thể tiểu cầu từ cơ thể mẹ qua nhau thai.

Giảm tiểu cầu có nhiều tên gọi như là tiểu cầu thấp, xuất huyết tiểu cầu sẽ hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ từ 2 – 9 tuổi.

Nhiều trẻ sơ sinh bệnh lý khác nhau phải tùy thuộc vào thể trạng từng cơ địa của người mẹ, cũng có nhiều trường hợp người mẹ đã bị nhiễm giảm tiểu cầu trong khi đang mang thai thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ mắc bệnh này.

Khi mắc căn bệnh này có thể dẫn đến những bệnh lý khác như suy tủy toàn bộ và suy mẫu tiểu cầu, ung thư di căn, các căn bệnh ác tính ở tủy xương,…

Giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh gây ra tình trạng xuất huyết bởi quá trình đông máu không được thực hiện tại 1 vị trí trên cơ thể, tiểu cầu đóng vai trò đông máu và ngăn ngừa máu chảy ở vị trí đó.

Cơ chế hoạt động của tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là khi có vết thương, máu không tự ngưng chảy  và không đông lại dẫn đến mất máu quá nhiều, nếu không kịp thời cứu chữa có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Chính vì vậy, các tế bào tiểu cầu liên kết nhau thành từng đám và bám thành mạch, làm thoái hóa chất nhầy giúp giải phóng làm đông máu, cầm máu tốt hơn để tránh tình trạng thành mạch bị rò rỉ, vỡ. 

Khi nào bệnh cần bắt đầu điều trị?

Bác sĩ bắt đầu tiến hành điều trị khi mà số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L hoặc dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, do hệ thống cơ thể tự rối loạn.

Vậy bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không? Câu trả lời là chúng ta phải xem dấu hiệu và quá trình bệnh của trẻ mới xét được bệnh có nguy hiểm hay không? Bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ? Các biến chứng giảm tiểu cầu của trẻ đang ở giai đoạn nào?.

Trẻ có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu mũi, bầm tím, xuất huyết nhẹ dưới da hay nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, xuất huyết nội sọ, làm tăng nguy cơ tử vong.

Để đề phòng trường hợp trên xảy ra chúng ta khi có dấu hiệu của bệnh nên đến bệnh viện được bác sỹ kiểm tra và theo dõi điều trị bệnh kịp thời. 

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có di truyền không?

Bệnh giảm tiểu cầu sống được bao lâu? Bệnh lý này có di truyền hay không? Mức độ nguy hiểm của bệnh giảm tiểu cầu ra sao? Và phải chăm sóc trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào? 

Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng bệnh nặng và điều trị thường lâu dài và bệnh lý này không di truyền. Bệnh giảm tiểu cầu có thể xảy ra với cả trẻ em, trẻ sơ sinh và ngay cả người lớn ở mọi lứa tuổi. Hãy đi khám tổng quát để kịp thời tìm ra và nghe bác sĩ tư vấn để biết chi tiết hơn thông tin về bệnh lý này.

Do vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu, phải đưa bé đi kiểm tra và tiến hành xét nghiệm, khám định kỳ hàng tháng để có thể kịp thời theo dõi chuyển biến và quá trình của bệnh. Lưu ý điều trị theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, cần uống thuốc đúng cách và kiên trì bệnh sẽ có diễn biến khả quan và khỏi hẳn.

Cách chăm sóc trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu phải lưu ý người bệnh cần đảm bảo ăn uống đầy đủ chất đạm, béo, rau xanh, bột đường nhằm làm giảm tác dụng phụ của thuốc và hấp thu đủ dưỡng chất cho cơ thể. Trong đó, nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin A, K, C, B9 

Cần lưu ý cho trẻ uống nước ấm, ưu tiên những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa; tránh thức uống có gas, cồn, chất tạo ngọt nhân tạo, đồ ăn nhanh và những thức ăn cứng.

Bên cạnh đó, một vài vấn đề cần thiết phải lưu ý cho bé mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch như sau: cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức; cân nhắc và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa điều trị khi thực hiện những  phẫu thuật, nhổ răng, … hoặc điều trị các bệnh lý khác.

Hy vọng các thông tin ở trên bài viết hữu ích và qua đây, https://trekhocdem.netđã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho các quý phụ huynh nhằm giúp phát hiện và chữa trị kịp thời nếu thấy bé gặp phải các triệu chứng trên. 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)