Làm thế nào để chữa chảy nước mũi ở trẻ em một cách hiệu quả nhất?

Vì sao trẻ em hay bị chảy nước mũi?

 Chảy nước mũi (hay sổ mũi) là một tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ em. Chảy nước mũi do quá nhiều chất nhầy nhớt tồn đọng ở mũi và họng, hình thành ở trẻ em từ các nguyên nhân sau:

– Sức đề kháng của trẻ nhỏ kém hơn so với người lớn nên thường hay mắc những loại “cúm vặt”. Chảy nước mũi một phần cũng có thể do hậu quả để lại của cúm.

– Do vi khuẩn, virus từ môi trường gây nên.

-Khi trẻ có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc nhiễm sởi sẽ đồng thời có tình trạng chảy nước mũi.

-Chảy nước mũi do mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Qua bài viết hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trẻ khóc đêm và những cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em

Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em
Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em

Một số dạng của chảy nước mũi ở trẻ.

Chảy nước mũi theo mùa.

 Chảy nước mũi theo mùa là một trong những dạng nghiêm trọng nhất của chứng sổ mũi cấp, có thể xuất hiện ở tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Người mắc phải rất dễ chảy nước mũi, luôn có phản ứng tự nhiên chảy nước mũi khi gặp thời tiết chuyển giao. Cùng với chảy nước mũi thì người mắc phải còn cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mắt và hay hắt hơi.

Xuất hiện từ viêm xoang.

 Dạng chảy nước mũi này bắt nguồn từ bệnh viêm xoang.  Phía sau cuống họng của trẻ có quá nhiều chất nhầy nhớt làm cho trẻ ho, nhiều nhất là khi trẻ nằm xuống. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thở của trẻ. Làm cho việc trẻ thở trở nên khó khăn. Khi nuốt phải chất nhầy này trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, muốn ói mửa. Bên cạnh đó có thể xuất hiện tình trạng trẻ chảy nước mũi kèm viêm tai giữa, sùi vòm họng hay polip mũi.

Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em
Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị chảy nước mũi.

 Các triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ:

– Dễ thấy nhất là trẻ bị sổ mũi, nước mũi nhiều, nước có dạng trong.

– Phát sốt.

– Trẻ cảm thấy nặng mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi.

– Về đêm hay ho, trẻ ngủ không yên, hay quấy khóc.

– Trẻ không chịu bú hoặc khó có thể cho bú.

– Khi nuốt phải chất nhầy nhớt quá nhiều gây nên tình trạng nôn mửa.

Để chữa chảy nước mũi cho trẻ cần làm những gì?

-Khi thấy trẻ chảy nước mũi, không được vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông. Việc sử dụng tăm bông sẽ đẩy chất nhầy trong mũi trẻ vào sâu bên trong hơn. Nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng những dụng cụ hút nước mũi theo chỉ dẫn của  bác sĩ. Có thể sử dụng nước muối cho trẻ hít vào để làm chất nhầy loãng hơn. 

– Dùng hơi nóng giúp làm thông mũi cho trẻ kết hợp với vệ sinh mũi thường xuyên. Nên tránh để trẻ xì mũi vì có thể gây ra viêm tai và viêm xoang nghiêm trọng.

– Khi di chuyển ra ngoài nên cho trẻ đeo khẩu trang kháng khuẩn, tránh tiếp xúc nhiều quá đến không khí dẫn đến nhiễm khuẩn.

-Khi trẻ khó bú có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám bệnh hoặc chứng chảy nước mũi xuất hiện phản ứng dị ứng, sổ mũi trong một thời gian dài mà không có nguyên nhân.

– Kết hợp cho trẻ sử dụng thuốc làm thông mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Ngày lạnh nên mặc ấm, sử dụng những dụng cụ tránh bụi, khói hay lông thú nhồi bông.

-Sử dụng dung dịch nước muối vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em
Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em

Ngoài ra còn một số biện pháp như:

-Sử dụng dầu mè nguyên chất hoặc dầu oliu chấm vào lỗ mũi 3-4 lần/ ngày.

-Khi tắm cần cho trẻ sử dụng nước ấm hoặc có thể làm ấm không khí, vệ sinh không gian thường xuyên.

– Kết hợp cho trẻ  ngửi dầu tràm dành riêng cho trẻ em bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực… để giữ ấm cho con.

– Sử dụng hành hoa khoảng 1cm vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, mỗi bên một mảnh, đến khi lá hành khô thì thay mảnh khác.

-Kết hợp giữa gừng mật ong cho trẻ uống. Tuy nhiên cách này không nên trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

– Uống nước chanh ấm cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để chữa chảy nước mũi ở trẻ. Nên sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi nước mũi hết chảy hẳn để đạt được hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em
Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em

Một số biện pháp không nên sử dụng khi chữa chảy nước mũi ở trẻ.

Tuyệt đối không được sử dụng nước ép tỏi để chữa chảy nước mũi cho trẻ.

Khi sử dụng nước ép tỏi có thể làm cho trẻ bị phù nề, gây nóng rát, nghiêm trọng có thể gây niêm mạc mũi của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh niêm mạc mũi còn quá mỏng, hệ thống xoang còn chưa hoàn thiện. Nếu như sử dụng nước ép tỏi có thể ảnh hưởng đến mũi của trẻ, một phần chính là nguyên nhân gây ra bệnh xoang sau này.

Không dùng miệng để hút mũi cho trẻ.

Có rất nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng trực tiếp miệng của mình để hút nước mũi cho trẻ. Trong nước mũi có rất nhiều vi khuẩn, virus. Khi hút mũi bằng miệng vi khuẩn virus sẽ rất dễ dàng lây lan sang chính cơ thể người lớn.

Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em
Cách chữa chảy nước mũi ở trẻ em

 Tránh sử dụng thuốc nhỏ mũi quá nhiều.

Khi thấy nước mũi ta nghĩ ngay đến biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất đó là thuốc nhỏ mũi. Nhưng cần tránh sử dụng một cách lạm dụng. Sử dụng thuốc nhỏ mũi theo đúng hướng dẫn sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bài viết trên nhằm cung cấp thông tin cho các bố mẹ, cho các bậc phụ huynh về nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước mũi và các biện pháp khắc phục. Nhằm giúp cho các bé có sức khỏe tốt, phát triển cân đối về thể chất.

Các mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vấn đề chảy nước mũi ở trẻ nhỏ để có những cách xử lý đúng đắn nhé. 

 

0/5 (0 Reviews)