Nấm miệng là một trong những bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiễm khuẩn. Ở trẻ em sức đề kháng còn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, việc mắc những bệnh qua đường hô hấp là không thể tránh khỏi. Bệnh nấm miệng không dễ lây và có thể chữa trị bằng những loại thuốc kháng nấm. Nhưng nếu không chữa trị và chăm sóc kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên trang bị cho mình những thông tin cần thiết nhất về nấm miệng ở trẻ em để có thể có những cách xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất. Hãy cùng https://trekhocdem.net/ tìm hiểu thêm thông tin nhé.
Trước tiên, ta cùng tìm hiểu có những nguyên nhân nào gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ em?
Bệnh nấm miệng là một loại bệnh do một loại nấm có tên Candida albicans tấn công vào cơ thể trẻ gây nên. Khi lượng nấm này phát triển quá mức ở niêm mạc miệng sẽ khiến miệng trẻ xuất hiện những đốm trắng, rồi dần hình thành bệnh nấm miệng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm miệng ở trẻ em. Cụ thể:
-Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi sử dụng nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Chính vì như vậy, thông thường trẻ mắc nấm miệng là do vi khuẩn Candida albicans ở nấm vú hoặc vú của mẹ gây nên.
-Dấu hiệu nào để nhận biết vú của mẹ có vi khuẩn gây nấm. Các mẹ có các triệu chứng như: vú bỏng rát, đau nhức, ngứa, xuất hiện ban đỏ,.. thì không nên cho con bú trực tiếp sữa mẹ vì khi đó vú mẹ đã bị nhiễm nấm rồi.
-Với những trẻ lớn hơn (trên 6 tháng tuổi) thường mắc bệnh nấm miệng do các loại thuốc kháng sinh gây nên. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, các chất có trong thuốc kháng sinh có thể tác động ngược trở lại hệ miễn dịch ở trẻ gây nên nấm..
-Trẻ cũng có thể bị mắc bệnh nấm miệng khi sử dụng những vật dụng như: nấm vú cao su, bình sữa,… chưa được vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, khi bú xong các cặn sữa bám lại vào lưỡi của trẻ, lâu ngày sẽ tạo thành men, dẫn đến hình thành nấm trong miệng của trẻ.
Những triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ em.
–Khi trẻ bị nấm miệng, trong khoang miệng của trẻ sẽ xuất hiện những vết màu kem trắng, đặc biệt ở những vùng như: lưỡi, niêm mạc má, nướu răng, amidan, vòm miệng,….
-Những vết màu trắng này thường có hình dáng giống miếng pho mát.
-Trẻ có những biểu hiện khác thường, biếng ăn, quấy khóc, miệng sưng đau và chuyển dần sang màu đỏ. Khi cọ xát sẽ gây chảy máu trong miệng của trẻ.
-Khi nấm phát triển và lang rộng ra những vùng khác trong miệng, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng nôn, mửa kèm theo khàn giọng, khó nhai nuốt,…
-Đối với cơ thể trẻ, hệ miễn dịch vẫn đang dần hoàn thiện. Chính vì như vậy khi bị “xâm nhập” bởi những vi khuẩn gây bệnh, cơ thể trẻ thường sốt cao để chống lại những loại vi khuẩn này.
Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Chính vì như vậy, ba mẹ nên quan sát những biểu hiện khác thường của con để có những biện pháp điều trị tốt nhất cho con.
Làm thế nào để phòng bệnh nấm miệng ở trẻ em?
-Với những độ tuổi khác nhau ở trẻ sẽ có những cách phòng bệnh nấm miệng khác nhau. Mẹ có thể sử dụng một số cách sau:
+Trẻ sơ sinh, mới chào đời.
-Lúc này, trẻ sử dụng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là chủ yếu. Chính vì như vậy, mẹ nên chú ý vệ sinh vú của mình trước khi cho trẻ bú. Bên cạnh đó, nên vệ sinh thường xuyên khoang miệng và lưỡi cho trẻ, tránh tình trạng sữa tồn đọng và lên men trong miệng con.
-Khi cho trẻ ăn bột xong nên cho trẻ uống nước để làm sạch miệng và lưỡi của trẻ. Nên sử dụng nước ấm để trẻ cảm thấy thoải mái nhất, đồng thời loại bỏ được những cặn còn tồn lại.
-Nên chú ý sử dụng gạc mềm và sạch khi vệ sinh lưỡi cho trẻ, tránh làm tổn thương khoang miệng của trẻ.
+Với những trẻ trên 1 tuổi:
-Mẹ nên cho trẻ súc miệng thường xuyên, tốt nhất nên dạy trẻ cách tự vệ sinh miệng cho mình bằng súc miệng với nước ấm. Đồng thời, hạn chế để trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt,…đặc biệt là vào buổi tối.
-Cũng có thể sử dụng một số loại mật ong tự nhiên để vệ sinh khoang miệng cho trẻ, vừa khiến trẻ thoải mái hơn vừa cung cấp các kháng khuẩn giúp nấm không lan nhanh và rộng hơn.
Nấm miệng không những ảnh hưởng đến sức khỏe của con, khiến con biếng ăn, khó nhai nuốt, quấy khóc,.. mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của con. Vậy tại sao ba mẹ không cho con sử dụng kết hợp những loại thảo dược tự nhiên giúp ổn định giấc ngủ cho trẻ. Ai cũng có thể nhận thấy rằng, giấc ngủ có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu như giấc ngủ không được đảm bảo, trẻ rất dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Bởi vậy, để con có sự phát triển tốt nhất ba, mẹ nên tìm cho con những sản phẩm tốt nhất. Hãy đến với https://trekhocdem.net/ để có thêm thông tin nhé.
LIÊN HỆ:
TRỤ SỞ CHÍNH – TRẺ KHÓC ĐÊM TRẦN LẠC
Lương Y. Ông Trần Lạc: 0977473398
Bé Khóc Đêm Trần Lạc: Thôn 10 Quảng Vòng, Quảng Xương, Thanh Hóa, Việt Nam
https://trekhocdem.net